1
  Mía là một cây công nghiệp ngắn ngày, có vị trí kinh tế ngày càng quan trọng ở nước ta. Nó là một trong những cây mũi nhọn, có hiệu quả kinh tế cao, là cây có ưu thế trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở vùng đất cao chưa chủ động nước và vùng đồi thấp. Mía là cây có khả năng bảo vệ và bồi dưỡng đất, là cây làm giàu của trung du. Trước mắt, mía là cây lấy đường phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trong tương lai, mía còn là nguồn nguyên liệu quý của ngành năng lượng, ngành giấy và sợi nhân tạo...

  Vì lẽ đó, Nhà nước ta chủ trương mở rộng diện tích trồng mía đến năm 2000. Diện tích mía sẽ là 220.000 ha với sản lượng đường là 1 triệu tấn/năm (gấp đôi hiện nay).

  Vùng mía trung du phía bắc bao gồm: vùng Tây Thanh Hoá và toàn bộ vùng đất cao nằm tiếp giáp giữa vùng đóng băng và vùng ní cao chạy dài từ Thanh Hoá đến Quảng Ninh. Vùng này, nếu tận dụng tốt có thể đưa diện tích trồng mía lên tới 100.000 ha. Đây là vùng một vùng mía lớn trong tương lai vì nó có những ưu thế nổi bật so với nhiều vùng mía khác: có điều kiện thời tiết - khí hậu phù hợp với cây mía, có tiềm năng đất đai, có hiệu quả cao hơn các loại cây khác trong vùng, lại bảo vệ môi sinh nhờ bộ lá cực lớn của nó giúp chống xói mòn và bảo vệ đất. Phát triển cây mía ở vùng trung du còn góp phần công nghiệp hoá vùng này bởi nó kéo theo sự phát triển các ngành công nghiệp đường, ngành chế biến các phụ phẩm như: giấy, gỗ ép, hoá chất...

  Trước yêu cầu và chủ trương phát triển trồng mía ở vùng trung du, nhà xuất bản nông nghiệp xuất bản cuốn "Kỹ thuật trồng mía ở vùng đồi núi" nhằm góp phần giải quyết những vấn đề kỹ thuật của chủ trương này.

  Cuốn sách do KS. Trần Văn Sỏi, cố vấn chuyên ngành mía đường. KS là người gắn bó gần 40 năm với nghề trồng mía, biên soạn. Đối tượng phục vụ của sách là: cán bộ quản lý kinh tế của ngành mía đường, cán bộ kỹ thuật sơ cấp, trung cấp, kỹ sư nông nghiệp muốn đi sâu về cây mía, nông dân trồng mía có trình độ văn hoá từ cấp II trở lên.

  Cuốn sách này được xuất bản lần đầu vào năm 1995, nay do đòi hỏi phục vụ cấp bách sản xuất của ngành mía đường, xét thấy nội dung sách vẫn phù hợp với tình hình hiện tại, chúng tôi chỉ bổ sung sửa chữa những điểm thật cần thiết và cho tái bản để đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất.

  Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc và mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn.
Nhà xuất bản nông nghiệp
Kỹ thuật trồng mía ở vùng đối núi
Kỹ thuật trồng mía ở vùng đối núi
 Mời quý bạn đọc xem online tại đây. Nếu quý bạn đọc nào cần nghiên cứu thêm, hãy comment để lại email bên dưới bằng tài khoản Facebook, Yahoo, Gmail hoặc có thể soạn Email gửi về hộp thư: mrkanova2012@gmail.com để nhận link download. Lưu ý: Copy đầy đủ đường link tài liệu trên http://vuonrausach.com.vn để nhận chính xác tài liệu. Tôi sẽ gửi link donwload sớm nhất có thể cho quý bạn đọc. Mong quý vị nếu có điều kiện hãy tìm mua cuốn sách này để ủng hộ tác giả tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời những tập sách hay, phục vụ nền nông nghiệp Việt Nam. Xin cảm ơn quý bạn đọc.


Nguồn: sưu tầm

Đăng nhận xét Blogger

  1. Tôi muốn tải cuốn sách này. thehien1106cb@gmail.com

    Trả lờiXóa

 
Top